Thủ tục hành chính;thutuchanhchinh

Display portlet menu
end portlet menu bar
start portlet menu bar

Thông tin tuyên truyền;thongtintuyentruyen

Display portlet menu
end portlet menu bar

Thông tin tuyên truyền;thongtintuyentruyen

Display portlet menu
end portlet menu bar
Du lịch

Giữ lửa cho làng nghề bánh tráng Thuận Hưng

07/04/2023 05:00
Màu chữ Cỡ chữ

Nói đến bánh tráng thường bà con mình nghĩ ngay đến ngày tết, thế nhưng ở Thuận Hưng, quận Thốt Nốt thì lại tráng bánh quanh năm để phục vụ cho nhu cầu ẩm thực của người dân hiện nay.

Trải qua hơn 200 năm hình thành và phát triển với sự tiếp nối làm nghề và giữ nghề của nhiều thế hệ, nghề làm bánh tráng Thuận Hưng ((phường Thuận Hưng, quận Thốt Nốt, TP Cần Thơ) vừa chính thức được đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Được hình thành và phát triền hơn 2 thế kỷ, làng nghề bánh tráng Thuận Hưng cách trung tâm thành phố Cần Thơ khoảng 40 km là địa điểm tham quan khá thú vị với các du khách khi đặt chân đến vùng đất Tây Đô.

Từ trung tâm TP Cần Thơ di chuyển khoảng 40 km về hướng Thốt Nốt, đến phường Thuận Hưng hỏi về làng nghề làm bánh tráng thì ai cũng biết. Đối với người dân nơi đây, cái nghề này đã có từ lúc họ sinh ra cho tới bây giờ. 

Ở đây có hơn 100 hộ tráng bánh, tập trung chủ yếu ở khu vực Tân Lợi 3, Tân Phú và Tân Thạnh. Trước đây các lò chỉ tráng bánh nhúng, bánh ngọt và bánh dừa truyền thống để phục vụ cho tết Nguyên đán. Nhưng hiện nay do nhu cầu thị trường tăng cao nhiều hộ dân mạnh dạn đầu tư dây truyền tráng bánh bằng máy. Như gia đình của nghệ nhân Hà Thị Sáu, năm 2020 đã đầu tư hơn 200 triệu đồng mua một máy tráng bánh ngọt và một máy tráng bánh mặn 1 ngày trung bình tráng hơn 10 ngàn cái bánh. Cô chia sẽ " năm nay tính ra 30 mấy năm làm nghề tráng bánh, lúc trước chỉ tráng bánh tết. Vài năm trở lại đây, để phục vụ cho nhu cầu ẩm thực của người dân,  gia đình tôi tráng bánh quanh năm. Từ khi đầu tư máy móc năng suất cũng tăng gấp 3 - 4 so với làm truyền thống trước đây". 

Gia đình nào chưa có điều kiện đầu tư máy móc thì vẫn duy trì tráng bánh truyền thống. Một mặt là để tăng kinh tế cho gia đình, mặt khác giải quyết việc làm cho người dân trong làng. 

Bà Hà Thị Sáu là nghệ nhân tài hoa của làng nghề. Món bánh tráng ngọt của bà từng được trao Huy chương Vàng Liên hoan Bánh dân gian Nam Bộ do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức.

Bà Nguyễn Thị Ngon (Tân Lợi, Thuận Hưng) năm nay đã 70 tuổi, đã gắn bó với nghề từ thời còn con gái, cũng không biết chính xác nghề này cụ thể có từ năm nào. Chỉ biết, khi mới sinh ra thì ông, bà, cha, mẹ của bà đã làm nghề này.  
Bà Nguyễn Thị Ngon cho biết," tất cả bánh ở đây được tạo ra từ nguyên liệu chính là gạo. Để có được cái bánh thơm ngon mà không mất hương vị quê nhà, người dân ở đây có một bí quyết cho công đoạn chuẩn bị nguyên liệu, đó là phải chọn loại gạo Thốt Nốt đem ngâm cho mềm hạt gạo, rồi đi xay thành bột, sau đó pha với nước một lượng vừa đủ, và phải tẻ bột với nước nhiều lần cho đến khi có màu trắng mịn"


 Bà Ngon đang gỡ những chiếc bánh trắng mịn, thơm ngon hương vị gạo Thốt Nốt.

Cũng theo bà Ngon, làm bánh tráng ít nhất phải cần có 3 người: Một người quay bánh, một người trải bánh và một người phơi bánh. “Công đoạn quan trọng nhất là ngồi lò quay bánh. Phải khéo léo từng động tác, múc bột phải canh lượng vừa đủ và cán đều trên khuôn bánh. Để làm công đoạn này cần có dụng cụ quay bánh bằng một cái gáo dừa nhẵn và bóng. Động tác quay bánh phải thoăn thoắt và nhanh nhạy, để tạo ra hình cái bánh tròn như một cái mâm. Thợ bánh phải canh cho độ dày mỏng như nhau. Nếu cán không đều tay, chỗ mỏng chỗ dày, khi phơi ra bánh sẽ bị nứt bể”.

Cũng theo đa số thợ tráng bánh lành nghề tại địa phương, giai đoạn khó nhất là phơi bánh do phải phụ thuộc vào thời tiết. Người thợ mang bánh đi phơi khi mới ra lò còn ướt, lúc phơi phải canh cho vừa nắng, gắt quá cũng không được vì bánh sẽ dễ bị nổ. Cực nhất lúc trời mưa, nếu người thợ không mang vào kịp bánh sẽ trôi thành nước.


Hình ảnh người dân phơi bánh trắng cả một vùng.


Nhờ vào sự phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng, tới nay làng nghề đã được lan truyền rộng rãi và có nguồn tiêu thụ lớn đến từ nhiều vùng. Với khoảng 500 lò bánh ở khu vực Thuận Hưng, sản phẩm đã trải khắp các tỉnh, thành cả nước, còn theo xe sang tận Campuchia. Những chiếc bánh tráng dẻo thơm từ làng nghề lan tỏa khắp nơi, trở thành món quà quê, món ăn đặc sản nhiều thương nhớ.  Bánh tráng Thuận Hưng được công nhận sản phẩm O từ tháng 7 năm 2020. Hiện nay có 6 loại bánh như: bánh tráng nhún, bánh tráng nem, bánh tráng ớt, bánh tráng dừa, bánh tráng ngọt và bánh tráng ruốc. Người tiêu dùng dễ dàng tìm thấy bánh tráng Thuận Hưng ở các chợ, các cửa hàng tạp hoá, các siêu thị hay ở ngay các lò bánh tráng Thuận Hưng. 


Không chỉ khách ở phương xa mà người dân địa phương cũng ưa chuộng món bánh quê hương.

Không chỉ phát triển về kinh tế mà làng nghề bánh tráng Thuận Hưng còn trở thành điểm du lịch ấn tượng với du khách từ khắp mọi nơi. Nhất là những du khách thích khám phá, tìm hiểu về những làng nghề truyền thống, ẩm thực, văn hóa của vùng đất Tây Đô. Đến với làng nghề, du khách sẽ được ngắm những dãy bánh màu trắng trải dài, hòa với những hàng cây hai bên đường, tạo nên bức tranh thôn quê tuyệt đẹp. 

Hình ảnh những dãy bánh nằm trải dài theo con lộ tại Làng nghề bánh tráng Thuận Hưng quá quen thuộc với du khách gần xa khi đến đây. Những ngày cận Tết, làng nghề rộn rịp, nhà nhà đông vui, tăng ca tráng bánh để kịp giao cho khách. Những hình ảnh ấy minh chứng cho sức sống trăm năm của bánh tráng Thuận Hưng.

Vừa qua, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ký quyết định về việc đưa vào Danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia đối với Nghề làm bánh tráng Thuận Hưng, ở lĩnh vực nghề thủ công truyền thống. 
 

Tin, ảnh: NGỌC HÀ

Các tin khác

  • Thốt Nốt-Long trọng tổ chức lễ công bố, trao, đón nhận quyết định giấy chứng nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia nghề thủ công truyền thống nghề làm bánh tráng Thuận Hưng (20/05/2023)
  • Thốt Nốt phối hợp tổ chức “Hội nghị sơ kết 03 năm thực hiện Đề án Phát triển du lịch phường Tân Lộc, quận Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ” (19/10/2022)
  • Du lịch Cần Thơ “An toàn – Thân thiện – Chất lượng” (09/09/2021)
  • Tập đoàn FLC khảo sát thực địa triển khai dự án tại quận Thốt Nốt. (09/09/2021)
  • Trang đầu 1 Trang cuối

Tin được quan tâm;tinduocquantam

Display portlet menu
end portlet menu bar