Thủ tục hành chính;thutuchanhchinh

Display portlet menu
end portlet menu bar
start portlet menu bar

Thông tin tuyên truyền;thongtintuyentruyen

Display portlet menu
end portlet menu bar

Thông tin tuyên truyền;thongtintuyentruyen

Display portlet menu
end portlet menu bar
Văn hóa, di tích, danh thắng

Vườn cò Bằng Lăng

11/07/2021 12:00
Màu chữ Cỡ chữ

Bức tranh thiên nhiên thanh bình với hàng ngàn cánh cò chập chờn bay về tổ trong ánh nhập nhoạng của trời chiều mang đến cho du khách cảm giác mênh mang lạ.

Vườn cò Bằng Lăng (ấp Thới An, xã Thới Thuận, huyện Thốt Nốt, Cần Thơ) là một trong những địa chỉ du lịch sinh thái hấp dẫn nhiều khách du lịch mỗi khi đến Cần Thơ.

Có 2 cách để đi thăm vườn cò. Một là đường thủy, thuê thuyền thong thả theo dòng sông Hậu, rồi len lỏi trên các con kênh nhỏ rồi rẽ vào vườn. Hai là đi bằng đường bộ, những con đường làng khá hẹp, xe du lịch không thể chạy vào nên chỉ có thể chạy xe máy hay đi bộ. Có lẽ đi bộ là thú vị nhất. Du khách có thể thả hồn với con đường nhỏ rợp bóng tre, ngắm nhìn những em bé bơi lội trong dòng kênh mang nặng phù sa, cánh đồng lúa xanh rì, tít tắp, tận hưởng mùi lúa non thơm ngọt... lúc đó mọi lo âu, ưu phiền sẽ như bị bỏ lại phía sau.

Trước kia, vườn cò là những ruộng lúa thuộc gia đình ông Thuyền (chủ vườn). Vào năm 1983, vài trăm con cò không biết ở đâu về cư ngụ trên phần đất canh tác của ông. Vốn bản tính yêu thích thiên nhiên, ông không hề xua đuổi hay săn bắt chúng. Đất lành chim đậu, đến năm 1994, số lượng cò rủ nhau về và sinh sản trên phần đất của ông ngày càng nhiều. Và đến nay, con số này đã lên đến trên 2 triệu con.

Cò thường rời tổ lúc sáng sớm và chỉ trở về vào buổi chiều nên nếu đến vườn cò vào khoảng giữa thời gian này, du khách thường thong dong dạo quanh, ngắm mấy chú cò con bé xíu, liếc nhìn từng ổ trứng hay tấm tắc khen những chiếc tổ được làm trên cao.

Đến đây, chắc chắn bạn không thể bỏ qua bức tranh thiên nhiên thanh bình, tuyệt đẹp của hàng ngàn cánh cò sải cánh trắng xóa bay về tổ trong ánh hoàng hôn nhập nhoạng. Chính trong thời điểm cò bay về tổ, cả "khu vườn yên tĩnh" sẽ bỗng náo động với nhiều loại âm thanh thú vị: tiếng xào xạc của những bụi tre bị oằn mình khi bị hàng chục con cò đậu lên, tiếng cò mẹ gọi con, tiếng giành mồi, giành chỗ của chúng... Lúc đó, mỗi nhành cây, mỗi ngọn tre sẽ là một bức tranh sống động về sinh hoạt của loài cò, bức tranh chim mẹ mớm mồi cho chim non, hay một chú cò rỉa cánh sau một ngày kiếm ăn...

 

Theo Bưu điện Việt Nam

Các tin khác

  • Thốt Nốt-Long trọng tổ chức lễ công bố, trao, đón nhận quyết định giấy chứng nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia nghề thủ công truyền thống nghề làm bánh tráng Thuận Hưng (25/06/2023)
  • Đình Thới Thuận (24/08/2021)
  • Đình Thuận Hưng (24/08/2021)
  • Đình Thạnh Hòa Thốt Nốt (14/07/2021)
  • DI TÍCH BIA CĂM THÙ(Giai đoạn Thốt Nốt còn trực thuộc Long Xuyên) (13/07/2021)
  • ANH HÙNG LIỆT SĨ LÊ THỊ TẠO (Bí danh Võ Thị Hiền) (1915 – 1948) (12/07/2021)
  • Soạn giả Mộc Quán Nguyễn Trọng Quyền (1876 – 1953) (10/07/2021)
  • Xóm thúng ven sông (10/04/2012)
  • Làng đan lưới Thơm Rơm (06/04/2012)
  • Những ngôi nhà cổ ở Thốt Nốt (06/04/2012)
  • Trang đầu 1 Trang cuối

Tin được quan tâm;tinduocquantam

Display portlet menu
end portlet menu bar